Thợ bạc là gì? Khám phá nghề tôn vinh giá trị con người

Thợ bạc là gì? Khám phá nghề tôn vinh giá trị con người

Thợ bạc được biết đến là nghề làm đẹp cho thiên hạ với những món trang sức vô cùng tinh xảo, đẹp mắt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nghề thợ bạc này. Vậy thợ bạc là gì? Công việc của thợ bạc là gì? Chắc hẳn có rất nhiều bạn đang rất thắc mắc về vấn đề này phải không? Trong bài viết này, Tiến Phát sẽ giúp bạn tìm hiểu và trả lời những câu hỏi này. Từ đó, có thể phần nào giúp các bạn hiểu thêm về ngành nghề truyền thống của nước ta.

Tìm hiểu về nghề thợ bạc

Có nhiều bạn chắc đã từng nghe đến nghề kim hoàn, thợ kim hoàn chứ thợ bạc thì chưa chắc đã từng nghe qua phải không? “Vậy thợ bạc là gì?” và “Thợ bạc và thợ kim hoàn có khác nhau không? ”.

Thợ bạc là gì?

Thợ bạc được biết đến là những người trực tiếp chế tác ra các đồ trang sức làm bằng bạc theo các mẫu. Những mẫu trang sức bạc này có thể do khách hàng hay chính người thợ bạc lành nghề tạo ra theo thẩm mỹ hoặc xu hướng hiện có trên thị trường.

Thợ bạc là một nghề tạo thu nhập cho người lao động

Nghề thợ bạc ở nước ta tồn tại từ rất lâu trước đây. Những con người làm nghề này cần có một đôi bàn tay linh hoạt, khéo léo cùng với khối đầu óc tỉ mỉ, sáng tạo. Trong quá trình hình thành và phát triển của nghề này, những người thợ bạc đã tạo ra hàng triệu tác phẩm bằng bạc tuyệt vời. Điều này góp phần giúp người sử dụng trở nên đẹp hơn, sang trọng hơn rất nhiều.

Và đây cũng chính là một trong những lý do mà từ xưa, nghề thợ bạc còn được gọi là nghề của những nghệ nhân.

Sự khác biệt giữa thợ bạc và thợ kim hoàn

Nghề thợ bạc ở các nước Âu Mỹ là nghề rất phổ biến. Nghề thợ bạc có tên tiếng anh là “Silversmith”. Nó có nghĩa là “Người làm hoặc bán các đồ vật bằng bạc”. Điều này cũng cho thấy công việc của họ là bao quát từ khâu thiết kế, chế tác và sửa chữa tất cả các đồ dùng, trang sức bằng bạc.

Khác với “Goldsmiths” Những người thợ này lại chuyên về đồ vật, trang sức làm bằng vàng. Do đó, thợ bạc là một khái niệm khác so với thợ kim hoàn.

Hiện nay, ở nước ta vẫn có rất nhiều người không riêng gì các bạn trẻ vẫn thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm “thợ bạc” và “thợ kim hoàn”. Điều này cũng không hẳn quá ngạc nhiên bởi 2 ngành nghề này có lịch sử phát triển gần như tương đương.

Sự khác nhau giữa thợ bạc và thợ kim hoàn

Không chỉ thế, với một người thợ bạc hoàn toàn có thể trở thành một người thợ kim hoàn. Bởi cả hai đều cần sự khéo léo tỉ mỉ từ đôi bàn tay. Điều khác biệt duy nhất của 2 nghề này đó chính là quy trình chế tác. Vì nguyên liệu, kim loại sử dụng khác nhau do đó mà chúng có tính chất vật lý khác nhau.

Tuy nhiên, do công nghệ ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật đổi mới đã giúp cho những người làm “nghề thợ bạc” có thể chế tạo nhiều loại trang sức bằng các vật liệu khác nhau.

Các vật liệu thường được sử dụng để chế tác đồ vật, đồ trang sức có thể là kim loại: vàng, bạc, đồng,… hay cũng có thể là đá quý: kim cương, ngọc bích, đá phong thủy, ngọc trai,... Nên thợ bạc hiện nay được hiểu là thợ chế tác trang sức nói chung.

Công việc của nghề thợ bạc là gì?

Với những bạn xác định mục tiêu đi theo nghề làm bạc. Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ đồ nghề thợ bạc thì bạn cũng cần phải nắm rõ các công việc cần thiết của một người làm bạc.

Những công việc thợ bạc bao gồm:

- Thành thạo trong việc sử dụng các công cụ cắt, gọt, chạm để gia công, chế tác các loại nguyên vật liệu (vàng, bạc, đá quý…) thành chi tiết kim hoàn tinh xảo.

Công việc của người thợ bạc là gì

- Biết ứng dụng công nghệ hiện đại dùng trong chế tác trang sức. Những công nghệ thường được sử dụng như: công nghệ laser, công nghệ cắt gọt bằng dao kim cương, công nghệ CAD – CAM, công nghệ đúc hột đá,… Sử dụng thành thạo những công nghệ này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình chế tác các món đồ trang sức đúng như mẫu thiết kế.

- Chạm khắc hoa văn, ráp, nhám, hàn và đánh bóng các chi tiết sản phẩm để tạo nên những sản phẩm hoàn hảo, chất lượng. 

- Sửa chữa các món đồ trang sức bị hỏng, đứt. Hay làm sạch, đánh bóng đồ trang sức sau một thời gian sử dụng. Tinh chỉnh kích cỡ của sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

- Có khả năng quan sát, đánh giá bề mặt, cấu trúc của các loại đá quý hiện có. Đảm nhận nhiệm vụ giám định chất lượng của các loại trang sức, nữ trang, đồ dùng làm bằng vàng, bạc, đá quý. Từ đó bạn dễ dàng định giá trị và phân loại sản phẩm.

Công việc của thợ làm bạc cũng có rất nhiều và yêu cầu sự tỉ mỉ

Đây là những công việc quen thuộc của một người làm nghề bạc. Nếu bạn có ý định theo nghề này thì chắc chắn rằng bạn phải trau dồi kỹ năng thật tốt để biết rõ về các đầu mục công việc để mang đến cho người dùng sản phẩm chất lượng.

Nghề thợ bạc cần gì?

Những yêu cầu chung đối với thợ bạc

Thợ bạc là gì và cần có những yêu cầu như thế nào? Nghề thợ bạc là một nghề không phải cứ học rộng hay biết lý thuyết là có thể làm được. Nghề này được biết đến là một nghề tương đối khó và không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn để có thể gắn bó được với nó lâu dài. 

Những yêu cầu chung đối với thợ bạc

Khi làm việc người thợ bạc cần phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản: sử dụng được những công cụ và đồ nghề có kích thước siêu nhỏ. Chỉ khiết sử dụng và làm chủ được những món đồ này thì người thợ mới có thể tác động vào sản phẩm bằng cách đục, khoét hay chạm khắc theo tiêu chuẩn kỹ thuật đúng với bản thiết kế yêu cầu.

Để trở thành một nghệ nhân trong lĩnh vực chế tác vàng bạc, đá quý thì bạn không cần phải học một văn bằng chuyên sâu nào cả. Điều bạn cần đó là phải học một khóa đào tạo nghề thợ bạc cơ bản. Hay làm tại các xưởng gia công về trang sức, nó sẽ phần nào giúp người thợ vừa có thể học hỏi và vừa có thêm kinh nghiệm. 

Đáp ứng được những yêu cầu chung trong nghề

Những tố chất cần thiết để trở thành một thợ bạc

Để có thể trở thành một thợ bạc chế tác trang sức thì người thợ bạc cần phải có những tố chất, tố chất sau:

Thứ nhất: Bạn cần có đam mê với công việc. Dù cho bất kỳ công việc nào thì đam mê chính là điều giúp bạn theo đuổi đến cùng và ngày một nỗ lực hơn. Nghề chế tác trang sức là một công việc khó nên đòi hỏi bạn phải có đam mê thì mới có thể theo đến cùng được. Đây cũng là điều giúp bạn gắn bó được lâu dài với công việc hơn.

Những yếu tố mà người thợ bạc cần có

Thứ hai: Bạn phải là người có mắt thẩm mỹ. Bởi thợ bạc là những người tạo ra những món đồ giúp tôn vinh giá trị của con người. Chính vì vậy nếu có con mắt thẩm mỹ sẽ giúp người thợ nắm bắt được những xu hướng của thời đại. Từ đó có thể truyền được những cảm hứng vào trong các sản phẩm của mình. Điều này sẽ giúp bạn duy trì được lượng khách hàng ổn định.

Thứ ba, là một người có tính cẩn thận và tỉ mỉ. Đây được coi là tính cách cần thiết đối với người thợ bạc. Nó giúp họ có thể chế tạo được sản phẩm một cách kỹ càng, thẩm mỹ cao và hạn chế được những rủi ro. Đây là đức tính cần thiết mà bạn cần có trong suốt quá trình làm nghề nếu như muốn gắn bó với nghề suốt đời.

Nghề thợ bạc có khó không?

Với những bạn trẻ có niềm đam mê với nghề thạc bạc. Muốn hiểu rõ hơn thợ bạc là gì? Nghề thợ bạc có khó không? Cần phải có những tố chất gì để trở thành một người thợ bạc giỏi?

Thực tế, nói nghề thợ bạc khó thì cũng không phải khó mà dễ thì cũng không phải. Hiện nay đang có rất nhiều người đang miệt mài gắn bó với cái nghề “làm đẹp cho con người” này. Nghề này đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, chính xác và yêu cầu độ tinh xảo và chuẩn chỉnh từng milimet.

Nhiều nghệ nhân trong nghề đã có những chia sẻ về cái khó nhất của nghề thợ bạc đó là họ phải sử dụng những đồ nghề tí hon, nằm lọt thỏm trong lòng bàn tay. Bên cạnh đó, việc tác động lực không được quá mạnh, lực vừa phải để tạo ra những hình thù mong muốn trên từng món trang sức.

 

Nghề thợ bạc có khó không

Nghề thợ bạc không giống như thợ điện tử, thợ sửa máy hay thợ sơn nhà. Do đó, để có thể theo đuổi nghề này thì đòi hỏi bạn phải có niềm đam mê với nghề. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có tính cần mẫn, tỉ mỉ, có con mắt thẩm mỹ tuyệt vời để có thể biến đổi những thanh kim loại, những viên đá quý thô sơ trở nên tỏa sáng, sắc sảo và tinh tế.

Ngoài những điều kiện cần mang tính nền tảng cho nghề thợ bạc thì người thợ còn phải trải qua một khóa học làm thợ kim hoàn tại các trường nghề. Tại đây bạn sẽ được dẫn dắt của chính các nghệ nhân trong lĩnh vực kim hoàn.

Một số thợ bạc hiện nay không trải qua quá trình học tập tại trường học nghề. Nhưng họ lại được học hỏi và truyền đạt kinh nghiệm trực tiếp trong quá trình vừa học vừa làm tại các cơ sở sản xuất nữ trang hay các tiệm trang sức tư nhân.

Để trở thành một người thợ bạc lành nghề thì cần phải có thời gian học tập và trải nghiệm khoảng 1 năm. Còn đối với những người có năng khiếu thì họ có thể lành nghề chỉ sau 3 – 5 tháng học cấp tốc.

Những người thợ bạc hiện nay có thể làm việc tại các xưởng chế tác của các công ty đá quý. Hay tại các cơ sở sản xuất nữ trang, tiệm vàng bạc, đá quý.

Trên đây là một số thông tin mà Tiến Phát muốn chia sẻ về nghề thợ bạc. Hy vọng, bài viết sẽ giúp các bạn trẻ hiểu hơn về nghề thợ bạc là gì? Từ đó có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho bản thân trong quyết định nghề nghiệp. Tiến Phát thành lập vào ngày 17 tháng 1 năm 2005 và được biết đến là một trong những doanh nghiệp đầu tiên trong nước xuất nhập khẩu các sản phẩm trang sức bạc và dụng cụ kim hoàn. Đến với chúng tôi bạn sẽ được tư vấn tận tình về sản phẩm hay dụng cụ kim hoàn cần thiết để mở tiệm trang sức. Tất cả sản phẩm, dụng cụ mà Tiến Phát cung cấp đều được đảm bảo chất lượng cao, giá thành hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu và nhu cầu khác nhau của khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để Tiến Phát có thể hỗ trợ bạn một cách tốt nhất và nhanh nhất.

✨ Liên hệ với chúng tôi :

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU TIẾN PHÁT.

���Địa chỉ trung tâm phố Kim Hoàn HCM

���CH1 : 39 Nhiêu Tâm, Phường 5, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

���CH2 : 62A Nhiêu Tâm, Phường 5, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

���Zalo dịch vụ công ty : http://surl.li/ccgih

���Sỉ hộp quà in thương hiệu: https://www.facebook.com/Chuy%C3%AAn-H%E1%BB%99p-N%E1%BB%AF-Trang-in-Th%C6%B0%C6%A1ng-Hi%E1%BB%87u-Kim-Ho%C3%A0n-107217571634241/

���Website: https://ttpj.com.vn/

���Youtube: https://www.youtube.com/c/KIMHOÀNTTPJewelryChannelTamTienPhat 

Đang xem: Thợ bạc là gì? Khám phá nghề tôn vinh giá trị con người

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng